Lỗi phổ biến của một lá thư giới thiệu, bạn cần chú ý
Dù cho người sẽ được đánh giá là bạn chứ không phải người viết lá thư giới thiệu thì bạn vẫn nên đọc qua lá thư
Môt lá thư giới thiệu với các ý kiến đánh giá từ một người thứ ba sẽ cho người quản lý mới của bạn biết được một cách khách quan nhất những thông tin về kỹ năng làm việc của bạn.
1. Tôi chẳng có kinh nghiệm gì và tôi không sao lấy được một lá thư giới thiệu, tôi phải làm gì?
Hãy tìm đến những người vẫn thường xuyên hướng dẫn cho bạn hay một người giáo viên đã từng giúp bạn trong các giấy tờ học vị hay bằng cấp. Họ có thể giúp bạn nhận ra một số điểm yếu, chỉ ra những điểm mạnh hoặc thậm chí cho bạn biết lí do tại sao mà bạn phù hợp cho vị trí làm việc sắp tới.
2. Tự chứng minh những gì viết trong thư
Lẽ dĩ nhiên khi xin thư giới thiệu ai cũng muốn được nói thật tốt. Tuy nhiên người đọc lá thư sẽ đánh giá chính bạn do đó những gì được viết trong lá thư cần được bạn trình bày lại một cách mạch lạc. Điều này có nghĩa là những lời khen cũng chưa đủ để thuyết phục sếp mới nếu bạn không biết cách chứng minh rằng những gì viết trong thư là sự thật.
3. Một lá thư giới thiệu cần tóm lược về bạn trong cả một quá trình
Một lá thư giới thiệu luôn là một danh sách dài những tính từ. Khi đã đặt bút nêu lên bất cứ những ý kiến hoặc quan điểm gì, người viết lá thư cần có những dẫn chứng hoặc ví dụ cụ thể để minh chứng cho điều đó. Nếu không lưu ý đến điểm này, một lá thư giới thiệu có thể đem đến nhiều bất lợi cho bạn.
4. Hãy lựa chọn thật kĩ người có thể viết thư giới thiệu cho bạn
Đừng chọn một người đồng nghiệp rất hoà hợp với bạn ở cơ quan cũ chỉ bởi vì anh ta nhất định sẽ nói rất tốt về bạn. Người có khả năng viết lá thư này cần phải có địa vị cao hơn bạn hoặc chí ít có thể đánh giá được bạn. Hãy cẩn trọng suy xét trước khi quyết định người sẽ giúp bạn viết lá thư.
5. Đừng sử dụng những mẫu thư giới thiệu có sẵn
Sai lầm lớn nhất mà bạn có thể mắc phải là cóp nhặt từ đâu đó trên mạng một mẫu thư xin việc và sử dụng nó hết lần này đến lần khác. Oái oăm là rất nhiều những ứng cử viên khác cho vị trí đó cũng có thể làm như bạn và người quản lý sẽ dễ dàng nhận ra điều đó. Một lá thư giới thiệu, cũng giống như một CV, cần phải độc đáo. Tất nhiên sự độc đáo không thật sự là vấn đề quyết định. Quan trọng là cách mà bạn sử dụng thông tin trong lá thư này sao cho phù hợp với vị trí cũng như những đòi hỏi trong lĩnh vực mà bạn sắp làm việc.
6. Cẩn thận với những dẫn chứng
Một lá thư giới thiệu luôn phải đi kèm với hàng loạt những dẫn chứng cho từng ý kiến hoặc nhận định của ngưòi viết. Tuy nhiên chúng cần phải được xem xét cẩn thận để tránh tình trạng đưa ra những dẫn chứng không có liên quan gì đến công việc.
7. Sai lỗi chính tả hoặc ngữ pháp
Dù cho người sẽ được đánh giá là bạn chứ không phải người viết lá thư giới thiệu thì bạn vẫn nên đọc qua lá thư và sửa lại các lỗi ngữ pháp hay chính tả trước khi đưa vào tập hồ sơ xin việc.
Leave a Reply