15 phút cho một lá thư xin việc ăn điểm, tại sao không?
Điều quan trọng nhất, đừng quên xác nhận lại với nhà tuyển dụng về hồ sơ bạn đã gửi đi sau khoảng vài ngày.
Bạn không bao giờ được đề tên người nhận một cách chung chung như: “Gửi đến tất cả những người có liên quan (To whom it may concern). Thay vì đó bạn cần tìm hiểu xem ai là nhà tuyển dụng trực tiếp cho vị trí bạn đang xin tuyển. Bạn có thể tìm hiểu bằng cách gọi điện đến công ty đó hoặc tìm kiếm phần thông tin của công ty đó trên trang web.
Để tạo ấn tượng thì bạn cần phải biết chính xác tên người bạn cần gửi hồ sơ đến, khi đọc chúng họ sẽ thấy ngạc nhiên và hiểu rằng bạn đã bỏ công sức tìm hiểu với công việc này
Đưa ra lời mở đầu thân thiện
Thêm vào đó, để lý giải tại sao bạn lại gửi một bức thư đính kèm với resume, bạn nên nhắc họ rằng đó là do yêu cầu của công ty được đăng trong quảng cáo hay bạn đã nói chuyện trực tiếp với họ. Ví dụ: “Tôi đã làm theo những gì chúng ta đã nói qua điện thoại vào đầu giờ sáng hôm nay” hay “Tôi đã rất vui với cuộc nói chuyện của chúng ta tại cuộc họp các doanh nghiệp vừa mới đây, như ông/ bà đã nói tôi đã gửi cho công ty bạn hồ sơ cùng một bức thư đính kèm và tôi rất muốn được làm việc trong công ty ông/bà”.
Bộc lộ rõ kinh nghiệm và kỹ năng của bạn
Ngoài lý lịch cơ bản, bạn nên thêm vào những thành quả công việc bạn đã đạt được, đặc biệt những công việc có thể cho họ thấy bạn là người có nhiều kinh nghiệm và năng nổ trong làm việc. Để họ hiểu rõ bạn cần viết chúng một cách chi tiết và theo trình tự thời gian. Ngoài ra bạn cũng phải có chút kiến thức về công ty bạn xin tuyển. Bạn có thể thu thập thông tin từ trên mạng hoặc nói chuyện với những người mà bạn quen biết và đang làm tại đó.
Kết thư bằng một lời cảm ơn và thông tin liên lạc của bạn
Bạn nên biểu lộ hứng thú với công việc bằng những câu cuối thư như: “Tôi sẽ liên hệ lại với ông/bà vào tuần tới để biết liệu hồ sơ của tôi có phù hợp với vị trí tuyển dụng hiện tại của công ty ông/bà hay không. Hoặc ông/bà có thể liên hệ với tôi bất cứ lúc nào vào số điện thoại (…). Tôi rất mong chờ cuộc gọi của ông/bà”.
Sau khi hoàn thành bạn nên đọc soát lỗi lại vài lần và có thể xin lời khuyên của vài người có nhiều kinh nghiệm trong việc này. Tiếp theo hãy chọn hình thức để gửi đi như: email, fax hay đường thư thông thường, hãy chọn cách mà nhà tuyển dụng có thể đọc đến hồ sơ của bạn một cách nhanh nhất.
Điều quan trọng nhất, đừng quên xác nhận lại với nhà tuyển dụng về hồ sơ bạn đã gửi đi sau khoảng vài ngày.
Leave a Reply