Kỹ năng tìm việc part-time hiệu quả

Trên thực tế, rất nhiều công việc còn bỏ ngỏ mà không được đăng tuyển. Hãy nói với tất cả những người

Nhu cầu về việc làm thêm hay còn gọi là việc part-time khá lớn trong đời sống. Từ học sinh, sinh viên, những người đã nghỉ hưu hay cả những người đang đi làm nhưng muốn kiếm thêm thu nhập ngoài giờ hành chính. Tuy nhiên, để thực hiện mong muốn không phải là dễ.
1. Luôn sẵn sàng
Bạn nên chuẩn bị một chiếc điện thoại cố định có chức năng trả lời và ghi lại lời nhắn của người gọi tới khi không có ai trực máy. Điều này rất có ích trong trường hợp nhà tuyển dụng muốn liên hệ với bạn. Bên cạnh đó, hãy chuẩn bị tinh thần để luôn sẵn sàng với những cuộc phỏng vấn nhanh để có thể nhận được công việc ngay lúc đó.

2. Sử dụng công cụ tìm kiếm online
Tất cả những trang này đều có phân loại các công việc theo ca, theo giờ và có công cụ lọc khá hiệu quả theo từng nhu cầu của ứng viên. Với nhiều trang web, bạn có thể nộp đơn trực tuyến tới nhà tuyển dụng.

3. Nộp hồ sơ trực tuyến
Có không ít nhà tuyển dụng của các công việc part-time chấp nhận hình thức nộp hồ sơ online. Do đó, với những công việc quan tâm, bạn cần xem xét xem mình có thể nộp hồ sơ bằng hình thức này không.

4. Nộp gì trong hồ sơ trực tuyến?
Hầu hết trong các hồ sơ xin việc trực tuyến, nhà tuyển dụng đều mong muốn có được thông tin liên hệ, thông tin về trình độ học vấn cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp của ứng viên. Bên cạnh đó, họ cũng muốn biết về mức lương bạn nhận được trong các công việc trước đây. Ngoài ra, bạn cũng cần hỏi để được biết rõ khi nào bạn có thể bắt tay làm việc.

5. Hiểu rõ thời gian làm việc của mình
Thường thì nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn về thời gian cụ thể bạn có thể làm việc, chẳng hạn trong tuần bạn làm việc được vào những ngày nào, giờ nào, do đó, bạn nên chuẩn bị sẵn phần trả lời cho nội dung này.

6. Chú ý tới các tấm biển cần tuyển nhân viên
Nếu bạn là người quan tâm tới công việc bán hàng, bạn nên chịu khó để mắt tới những tấm biển cần tuyển nhân viên ở các cửa hàng, cửa hiệu trong thị trấn, thành phố gần nơi mình ở. Tuy nhiên, ngay cả không nhìn thấy biển thông báo, nếu quan tâm, bạn vẫn có thể hỏi chủ cửa hàng về nhu cầu tuyển dụng.

7. Để ý mục rao vặt trên báo
Bên cạnh việc quan tâm tới các tấm biển thông báo tuyển dụng, bạn cũng nên thường xuyên để mắt thường xuyên tới các mục rao vặt, tờ rơi quảng cáo kèm theo các báo. Cũng không ít các nhà tuyển dụng vừa hoặc nhỏ thích đăng tin tuyển dụng trên báo hơn là trên Internet.

8. Đăng tuyển trực tiếp
Việc trực tiếp gặp gỡ và trao đổi công việc với nhà tuyển dụng thường là cách tốt nhất để tìm việc part-time. Vẫn cần nhắc lại với bạn khi đăng tuyển trực tiếp như thế này, bạn cần ăn vận chỉnh tề, sạch sẽ, móng chân móng tay cắt tỉa gọn gàng, giầy dép lịch sự,v.v.

9. Đăng tuyển trực tiếp nên mang theo gì?
Bạn nên chuẩn bị sẵn những thông tin cần phải điền vào đơn xin việc, kể cả tên và địa chỉ của những nhà tuyển dụng trước đây của bạn, ngày tháng tuyển dụng, danh sách những người có thể giúp nhà tuyển dụng mới tham khảo thông tin thêm về bạn và một bản CV nếu bạn có. Hãy nhớ là luôn sẵn sàng tinh thần cho một cuộc phỏng vấn tại chỗ, hiểu rõ khi nào bạn có thể bắt đầu công việc và số giờ mỗi tuần bạn có thể đảm nhiệm.

10. Sẵn sàng danh sách những người tham khảo thông tin
Bạn nên có trong tay ít nhất danh sách ba người gồm tên tuổi và số điện thoại, địa chỉ email của họ để sẵn sàng đưa ra trong buổi phỏng vấn. Nếu bạn chưa từng làm việc trước đó, bạn nên nhờ những người khác như hàng xóm, bạn bè thân thiết, những người có thể hỗ trợ bạn tốt nhất.

11. Sắp xếp danh sách nhà tuyển dụng
Bạn nên có một danh sách ghi lại những công ty bạn đã nộp đơn đăng tuyển. Sau mỗi cuộc phỏng vấn, bạn nên ghi lại tên người đã nói chuyện với bạn vì có thể bạn rất dễ quên hay nhầm lẫn người nọ với người kia khi cùng một lúc đăng tuyển ở nhiều nơi. Cách này cũng sẽ giúp bạn luôn sẵn sàng khi nhận được điện thoại phản hồi từ nhà tuyển dụng sau này.

12. Tận dụng mọi nguồn hỗ trợ thông tin
Tất nhiên tìm việc vẫn là công việc tự thân vận động nhưng bạn cũng không nên bỏ qua các dịch vụ hỗ trợ miễn phí hoặc có chi phí không lớn với người tìm việc như các văn phòng hướng nghiệp cho sinh viên, các trung tâm dịch vụ việc làm và thư viện công cộng.

13. Khai thác thông tin từ những người xung quanh
Trên thực tế, rất nhiều công việc còn bỏ ngỏ mà không được đăng tuyển. Hãy nói với tất cả những người quen thân của bạn về việc bạn đang muốn có một chỗ làm và nhờ họ chỉ giúp nếu có thông tin. Đã có người tìm được việc làm nhờ được người bác sỹ trị bệnh mách cho, lại cũng có người xin được vào thực tập tại một công ty rất tốt vì đã đề cập tới vấn đề này trong một bữa tiệc sinh nhật,v.v. Công việc sẽ không bao giờ là cánh cửa hẹp với những người luôn cố gắng nỗ lực hết mình trong cuộc sống.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Ty Huu Phong Thuy
Da Quy Phong Thuy
Khi Phong Thuy